NHỮNG MÓN BÁNH CÓ TÊN ĐỘC – LẠ Ở VIỆT NAM
Những món bánh đặc sản vùng miền có vẻ ngoài nhỏ nhắn, hương vị đặc trưng và tên gọi độc đáo luôn gây ấn tượng đối với bất cứ du khách nào đến với các tỉnh thành ở Việt Nam. Cùng xe khách Hải Âu khám phá những món ăn đặc biệt chỉ có ở Việt Nam nhé!
- Bánh ram ít
Nguồn: PasGo
Đây là món ăn nổi tiếng ở Huế với hương vị thơm ngon, nhẹ nhàng mang đậm nét tinh tế của ẩm thực Huế.
2. Bánh vạc
Tên gọi có âm khá nặng nhưng thực chất bánh có hình dáng nhỏ xinh và màu trắng đẹp mắt như những cánh hoa hồng trắng nên còn có tên gọi khác là White Rose. Món ăn này khá nổi tiếng ở Hội An và được nhiều du khách yêu thích.
Nguồn: InnoTour
3. Bánh 7 lửa
Nguồn: Báo Mới
Bánh 7 lửa là món ăn đặc trưng của vùng đất Quảng Nam, ai đến đây cũng mua loại bánh này về làm quà bởi bánh có vị ngon, lạ miệng và rất độc đáo. Bánh nhỏ vuông vức, được phủ mè kín và trải qua 7 lần nướng mới tạo nên vị thanh bùi và ngon ngọt. Vì thế mà người dân gọi bánh bằng cái tên dân dã: bánh 7 lửa.
4. Bánh uôi
Nguồn: feedy.vn
Món bánh này đặc sản của người dân tộc Mường Hòa Bình với nhiều tên gọi khác như bánh tình yêu, bánh cặp, bánh vợ chồng hay bánh đoàn kết.
5. Bánh tai
Nguồn: Xuyenviet.net
Bánh tai là đặc sản của vùng quê Phú Thọ. Trước kia, bánh được gọi là bánh trai vì được nặn theo hình con trai, nhưng người dân gọi tắt là bánh tai. Với nguyên liệu đơn giản gồm gạo tẻ, thịt lợn và những gia vị cần thiết, bánh tai trở thành món ăn được người dân và du khách yêu thích khi đến đây.
6. Bánh răng bừa
Nguồn: Dulichvn.org
Món bánh của làng quê Thanh Hóa này sở dĩ có tên gọi là bánh răng bừa bởi có hình dạng giống cái răng bừa. Bánh được làm từ gạo tẻ với nhân hành khô, mộc nhĩ, thịt ba chỉ và gia vị. Bánh thường được làm vào ngày rằm, ngày giỗ, ngày Tết nguyên đán hay những khi nhà có công việc.
7. Bánh chông Giao Tiến
Bánh chông là món ăn ngày Tết của người dân xã Giao Tiến, huyện Xuân Thủy, Nam Định. Thoạt nhìn khá giống bánh rán nhưng thực chất loại bánh này được làm khá kì công với công đoạn tương tự như xôi giấc, nấu chín xôi thì trộn đường vào giã nhuyễn, sau đó ép lại, cắt thành miếng hình thoi cỡ ngón tay, phơi khô, rang giòn lên rồi mới ăn.
Bánh hình thoi, đầu nhọn khá giống cây chông nên được gọi là bánh chông, có vị ngọt, thơm và rất giòn.
Nguồn: tổng hợp