TỰ HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ CHỈ VỚI 7 THÓI QUEN TỐT SAU ĐÂY
Để học tập đạt kết quả cao, chúng ta cần có những chiến lược, hoạch định rõ ràng để hạn chế được tình trạng kiến thức quá tải, cơ thể mệt mỏi và suy nhược cùng tâm trạng chán nản, trì trệ. Bạn hãy tập làm quen với 7 tips nhỏ dưới đây để việc tự học ở nhà của bạn trở nên dễ dàng, hiệu quả và đạt được điểm số như mong đợi.
1. Xây dựng kế hoạch học tập
Ảnh: busuu Blog
Bạn cần phải đưa ra cho mình mục tiêu, định hướng trong học tập để sắp xếp công việc một cách khoa học và kiểm soát tối đa việc học của mình. Bạn nên lập kế hoạch những công việc cần làm trong một ngày, một tuần hay một tháng để giải quyết từng vấn đề nhỏ đến khối lượng công việc lớn hoặc chia nhỏ từng phần để dễ dàng hoàn thành hơn. Sắp xếp thời gian biểu hợp lý giữa các môn học, không ôm đồm quá nhiều môn học vào khoảng thời gian ngắn để tránh trường hợp loạn kiến thức, đầu óc căng thẳng, mệt mỏi.
2. Dành thời gian thực hành các kiến thức đã học
Ảnh: Applerouth
Nếu muốn đạt điểm cao trong các kì thi, cách tốt nhất là làm thật nhiều bài tập hoặc các đề thi thử để rèn luyện lượng kiến thức lý thuyết đã học trên lớp. Điều này khiến bạn nhớ kiến thức nhanh và lâu hơn rất nhiều so với việc thuộc lòng truyền thống. Thực hành cũng khiến bạn có cảm giác thích thú và tạo cảm hứng học tập nhiều hơn là ngồi đọc lý thuyết, cố gắng nhớ từng chữ, từng từ cho chuẩn xác đồng thời giúp bạn đưa ra nhiều phương pháp làm bài tập nhanh gọn và dễ dàng hơn.
3. Tìm một người bạn đồng hành
Ảnh: FemaleFirst
Tự học là phương pháp hiệu quả tuy nhiên nếu bạn có một người học cùng để cùng trao đổi kiến thức, bổ sung những phần thiếu hụt và cùng giải quyết vấn đề thắc mắc thì chắc chắn kết quả học tập sẽ được cải thiện đáng kể. Hơn nữa, nếu được làm việc cùng người cùng sở thích, hợp nhau về tính cách sẽ tạo động lực lớn để học tập ngay từ đầu và không còn chán nản, mệt mỏi khi phải học một mình nữa.
4. Ngủ đủ giấc
Ảnh: lemongrovecare.com
Dù bận rộn cũng đừng quên ngủ đủ giấc để tinh thần sảng khoái và đầu óc được tỉnh táo. Nếu thiếu ngủ, bạn sẽ luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng và chẳng muốn làm bất cứ điều gì, đến lớp có thể sẽ ngủ quên hoặc lơ là trong bài giảng. Nên hãy luôn nhớ chăm sóc cho giấc ngủ của mình để ngày mới luôn tràn đầy năng lượng.
5. Cải thiện thói quen ăn uống
Ảnh: WittySparks
Ngoài việc ngủ đủ giấc, chế độ ăn uống cũng chi phối rất lớn đến sức khỏe và tinh thần làm việc ngày hàng của bạn. Nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, không tập trung vào công việc, chóng mặt, đau đầu,….hãy cố gắng cải thiện chế độ ăn uống của mình. Bạn phải quan tâm nhiều hơn đến những bữa ăn sáng bởi đây là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, cung cấp dưỡng chất cho cả một ngày dài làm việc và học tập. Nếu bạn thường xuyên ăn thức ăn nhanh, không đủ chất, thì hãy từ bỏ và tập thói quen nấu ăn tại nhà hoặc tìm kiếm những quán ăn sạch sẽ, đa dạng các món ăn để chăm sóc cho sức khỏe của mình nhé.
6. Nếu mệt mỏi, quá tải vì công việc hãy dành thời gian nghỉ ngơi
Ảnh: The Healthy Voyager
Điều gì cũng có giới hạn của nó, nếu lượng kiến thức và bài vở quá tải khiến bạn mệt mỏi thì nên dừng mọi công việc lại, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Cân bằng giữa học tập và giải trí là cách duy nhất khiến bạn luôn vui vẻ, tràn đầy cảm hứng và năng lượng cho những kế hoạch mới. Đây cũng là một trong những cách đẩy lùi những ý nghĩ tiêu cực.
7. Giảm thiểu nguyên nhân khách quan khiến bạn mất tập trung
Ảnh: missionself.com
Những nguyên nhân gây xao nhãng học tập như: điện thoại có tin nhắn, tiếng nói chuyện từ nhà hàng xóm, bạn bè rủ đi chơi,…..đều ngoài tầm kiểm soát của chúng ta do vậy để khắc phục tình trạng này, bạn nên ấn định một khoảng thời gian riêng để học bài, để điện thoại ở chế độ im lặng, chọn góc học tập yên tĩnh, loại bỏ tất cả các yếu tố chi phối. Nếu quyết tâm, mọi khó khăn đều không ngăn cản được bạn!
Lựa chọn cho mình phương pháp học tập phù hợp để đạt kết quả cao trong mọi kì thi!
Nguồn: tổng hợp